Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Cả châu Âu lao đao vì Mỹ tham vọng đơn cực
Châu Âu đang rúng động với những kẻ khủng bố, hồi chuông báo động đã vang lên, người ta đã liên tưởng đến cơn bĩ cực ngày 11/9/2001 của Mỹ

 


Thế giới cùng Pháp lên án họa khủng bố

 

Hơn 1 triệu người từ khắp nơi trên nước Pháp đã đổ về Paris để tham gia cuộc tuần hành tự do, bày tỏ sự phản đối chủ nghĩa khủng bố, sự quyết tâm và lòng quả cảm của nước Pháp.

 

Tham gia cuộc tuần hành này, khoảng 50 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và các lãnh đạo cấp cao từ khắp nơi trên thế giới cũng đã đổ về thủ đô Paris, gồm có Tổng thống Pháp, Thụy Sĩ, Rumani, Ukraine…; Thủ tướng Anh, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Bỉ… Ngoài ra còn có Thủ tướng Israel và Tổng thống Palestine tham dự, và 8 nguyên thủ của châu Phi.

 

Phía Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tham gia đoàn tuần hành, và phía Mỹ, Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder tham dự. Các quan chức cao cấp nhất của EU như Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Junker cũng có mặt.

 


Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Israel... cùng tay trong tay đồng hành chống khủng bố

 

Cuộc tuần hành này đã biểu dương tinh thần đoàn kết và sát cánh của châu Âu và các quốc gia trên thế giới với nước Pháp trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Cuộc xuống đường lịch sử này còn có ý nghĩa của một cuộc tụ hội chính trị có một không hai. Cả châu Âu đang có sự đoàn kết cao nhất, gác bỏ mọi rào cản, mâu thuẫn về các vấn đề kinh tế, chính sách, chính trị và địa chính trị

 

Nhận thức của phương Tây

 

Hành động khủng bố ở nước Pháp vừa rồi đã gây tâm lý đau thương bao trùm nước Pháp và cả châu Âu như hiện tại khiến nhiều người bi quan đã nghĩ về những tấn thảm kịch sẽ tiếp tục xuất hiện. Thậm chí, tấn thảm kịch như ngày 11/9/2001 của Mỹ đã được bày tỏ rất có thể sẽ lặp lại trên chính một quốc gia nào đó ở châu Âu.

 

Nhắc đến 11/9 - ngày đen tối của lịch sử nước Mỹ, lúc đó, nhân dân Mỹ và cả thế giới cũng đã rơi vào tình trạng bàng hoàng còn hơn nước Pháp hiện tại: họ sợ hãi, đau đớn, nổi giận vì mất mát, vì những mối nguy đang đe dọa họ. Và nhanh chóng, người dân đoàn kết, đồng tình với chính phủ để phát động một cuộc chiến chống khủng bố như một hành động đề phòng, hoặc trả thù.

 

Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là G.Bush đã mở ra một kỷ nguyên chiến tranh chống khủng bố kéo dài cho tới tận ngày hôm nay. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận thực tế rằng sau 14 năm theo đuổi chiến tranh, người Mỹ đã nhận ra chính quyền Washington đang dùng sứ mệnh "chống khủng bố" đó với những mục đích khác xa với nhiệm vụ ban đầu:

 

Thứ nhất, chống khủng bố lúc này theo đuổi mục đích tranh đoạt địa chính trị, kéo theo các lợi ích kinh tế cho các trùm tài phiệt nhiều hơn là vì lợi ích hay an ninh của quốc gia. Người dân Mỹ thay vì an toàn hơn, lại trở thành kẻ thù không đội trời chung của Hồi giáo cực đoan trên toàn thế giới.

 

Thứ hai, người ta nhận ra rằng không thể nào diệt khủng bố bằng cách của Mỹ: tác chiến điện tử, bom đạn, đổ quân đổ tiền. Khủng bố cứ mọc lên như nấm sau những cơn mưa bom của binh lực liên minh Mỹ.

 


Có khoảng 1 triệu người tham gia cuộc tuần hành tại Paris

 

Người dân Mỹ nhớ rất rõ vì sao Tổng thống Obama đắc cử. Chính nhà lãnh đạo này đã tự nhận mình là Tổng thống để kết thúc tất cả các cuộc chiến hải ngoại của Mỹ. Người Mỹ và chính giới Mỹ đã có cái nhìn tích cực hơn trong cuộc chiến chống khủng bố. Vì thế mà Washington rút quân khỏi Afghanistan, Iraq để tránh sa lầy.

 

Đồng thời, việc Tổng thống Obama và nội các của ông bị thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vừa qua cũng một phần nguyên nhân do sự mất lòng tin của nhân dân vào cuộc chiến chống IS mà nhà lãnh đạo này vừa phát động.

 

Có thể thấy một điểm tích cực rằng, người Mỹ đã nhận thức được không thể chống khủng bố bằng vũ lực thông thường. Nếu anh mang bom đến nhà kẻ thù, thì kẻ thù cũng sẽ mang súng đạn đến cửa nhà anh. Đó là chuỗi dài trả thù và không thể đi đến hồi kết.

 

Tương tự như người Mỹ, châu Âu hiện tại cũng đã nhận thức rõ ràng điều ấy. Họ đã đi bên cạnh Mỹ trong suốt hành trình chống khủng bố đó, những lợi ích, những tổn thất... châu Âu đều đã được chiêm nghiệm đầy đủ. Và còn một điều duy nhất mà châu Âu chưa được nếm trải, đó là hậu quả của việc bị trả thù. Và cuộc khủng bố ở Paris đã cho châu Âu hiểu đầy đủ bản chất của cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.

 

Quay trở lại với cuộc tuần hành mang tính lịch sử của châu Âu nói trên. Khi họ ở đỉnh điểm của sự hoang mang, nỗi sợ hãi, nỗi đau thương mất mát, nhưng châu Âu không vì thế mà đưa ra thêm bất kỳ lời tuyên chiến, không có bất kỳ hành động điều quân nào để trả đũa.

 

Thay vào đó, việc họ làm là gia tăng an ninh cho chính quốc gia của họ đến mức cao nhất. Không một nguyên thủ nào của châu Âu nói về tương lai các hành động quân sự với IS ở Iraq hay Syria. Họ chỉ nói về gia tăng bao nhiêu cảnh sát, các bộ máy tình báo phải hoạt động ra sao, kiểm soát nhập cảnh thế nào...

 

Châu Âu đã nhận thức được rằng đến lúc họ phải lo cho bản thân của họ. Có thể dùng một hình ảnh minh họa, đó là kẻ cướp đã đứng ở cửa nhà, và họ phải chống kẻ cướp đó ngay tại sân nhà.

 

Tương lai của Ukraine đi về đâu?

 

Một EU đang phải tự lo cho mình liệu có con tâm trí để lo cho người hàng xóm hờ Ukraine? Hồi họp Thượng đỉnh EU mùa đông vào giữa tháng 12/2014, tổ chức này đã tuyên bố họ không đủ tiềm lực để viện trợ kinh tế cho Kiev.

 

Nhưng đến thời điểm hiện tại, EU vẫn phải móc hầu bao. Sở dĩ họ viện trợ bởi muốn Kiev chấp nhận hiện thực rằng giữ nguyên hiện trạng và ngoan ngoãn ngồi vào bàn đàm phán, tìm kiếm các giải pháp hòa bình, chính trị. Có được điều đó, EU yên tâm gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga mà không làm mất lòng đồng minh Mỹ.

 

Bớt đi căng thẳng trong cuộc đối đầu với Nga là bớt đi một mối nguy lớn từ bên để rảnh tay tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ như kinh tế, chính trị, và hiện tại là an ninh.

 

Tuy nhiên, cuộc gặp bốn bên sắp tới tại Thủ đô Astana của Kazakhstan gần như đã phá sản. Việc không tổ chức được cuộc gặp này không phải do quan điểm của các bên không thống nhất, mà vì thực sự không cần thiết phải ngồi lại với nhau.

 

Cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Nga Putin đã làm rõ vấn đề. Mục đích của nước Nga muốn lúc này là viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Donbass, và lệnh ngừng bắn phải thực thi một cách nghiêm túc. Đây cũng là quan điểm của Đức, và mới đây là Pháp, Anh.

 




Một dân quân địa phương đứng gác tại một điểm kiểm soát của lực lượng ly khai ở Donetsk.

 

Và thực tế thì Đức cũng đã hứa chi 500 triệu euro cho Ukraine tái thiết vùng miền Đông. Chỉ còn vấn đề duy nhất là giao tranh giữa hai bên vẫn diễn ra ác liệt. Đây là vướng mắc duy nhất, nó không thể hiện ý chí của EU, mà thể hiện ý chí của chính quyền Kiev. Hòa đàm, giữ nguyên hiện trạng đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ không còn giá trị và sự quan tâm trong mắt phương Tây.

 

Không những thế, Nga còn lên tiếng đòi Ukraine 3 tỷ USD tiền nợ khí đốt chưa thanh toán. Điều này thể hiện hai mục đích, thứ nhất, Nga không cho phép những khoản viện trợ của phương Tây cho Ukraine chảy vào túi Kiev, mà phải chảy vào túi Moscow. Và thứ hai, Nga ép EU phải bỏ rơi Ukraine, bởi thực tế thì càng viện trợ, tiền càng về tay Nga, còn Kiev thì vẫn kêu gào thảm thiết.

 

Chờ đợi Mỹ - hi vọng và vô vọng

 

Giải pháp cho EU lúc này là chờ đợi vào ý chí của Mỹ, xem đường đi nước bước tiếp theo của siêu cường này thế nào. Nhưng thực tế thì từ đầu năm mới 2015 đến nay, Mỹ vẫn im hơi lặng tiếng về vấn đề Ukraine. Nhưng thực tế, sự im lặng của Mỹ dù đáng sợ với EU, Ukraine, nhưng hoàn toàn dễ hiểu. Bản thân họ cũng đang lúng túng.

 

Mỹ như một nhà đầu tư quá nhiều tham vọng, họ đầu tư giàn trải trên khắp thế giới, khu vực nào cũng muốn có phần, nhưng tất cả đều đang sa lầy.

 

Trong cuộc chiến với IS, khi Iraq ngày càng yếu thế và thân thiết với Iran, Syria được sự hậu thuẫn của Nga ngày càng mạnh mẽ... bỗng xuất hiện một tổ chức khủng bố hùng mạnh mang tên IS và biến cả hai quốc gia này thành một đống lộn xộn. Lúc đó Mỹ xuất hiện và đưa ra chiêu bài chống khủng bố. Chỉ có điều, họ không biết bao giờ có thể kết thúc cuộc chiến mới này, nhưng bất ổn thì sẽ tiếp tục duy trì.

 

Nhưng Mỹ không tính đến việc bất ổn ở Trung Đông đã như một đại dịch lan sang tận châu Âu hoa lễ, và chẳng mấy chốc mà đến miền đất hứa - nước Mỹ.

 


Binh sĩ Ukraine nạp đạn cho hệ thống phóng tên lửa đa nòng Grad

 

Còn với châu Âu, Mỹ muốn có một Ukraine bất ổn, từ đó kéo theo cuộc chiến kinh tế của EU với Nga. Khi đó, Nga sẽ dần ngấm đòn về bất ổn ngay cửa ngõ và cuộc suy thoái của kinh tế sẽ kéo Moscow sụp đổ. Nhưng Mỹ không ngờ rằng cục diện đó đã kéo Nga xích gần vào Trung Quốc, để Bắc Kinh hưởng sái bao đặc quyền về năng lượng, vũ khí với Nga. Cuộc chiến giá dầu cũng khiến Bắc Kinh ung dung hưởng lợi.

 

Còn ở châu Á - Thái Bình Dương, cỗ máy chuyển trục của Mỹ đang khựng lại bởi hết nhiên liệu là những đồng USD. Những lời hứa liên tiếp không được thực hiện với các đồng minh tại khu vực này. Vừa qua, Nhật Bản đã tuyên bố sách lược quốc phòng và chứng minh, họ cần phải tự chủ động phòng thủ, trông chờ vào cái ô vũ lực của Mỹ bảo vệ sẽ chẳng khác nào... tự sát.

 

Và ở Mỹ Latinh, ngay tại sân sau, Washington đang nháo nhác tô vẽ lại hình ảnh xấu xí của mình cho đẹp hơn bằng các hành động ngoại giao, hợp tác với Cuba, Brazil... thì Nga và Trung Quốc đã ngồi ở đó nhiều năm nay. Dự án kênh đào ở Nicaragua của Trung Quốc là một ví dụ, và việc Trung Quốc rót 250 tỉ USD vào các quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe là minh chứng thứ hai.

 

Sự hỗn loạn dây chuyền như một chuỗi domino đó đã đẩy cục diện thế giới ra xa tầm kiểm soát của Mỹ. Trong khi đó, bản thân Washington vẫn chưa yên ổn khi Nhà Trắng và Quốc hội vẫn đang trong thế đối đầu.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Ấn Độ của Thủ tướng Modi (11-01-2015)
    Sau Pháp, đến lượt tòa soạn ở Đức bị tấn công (11-01-2015)
    Campuchia phản ứng về cây cầu không móng Trung Quốc xây (11-01-2015)
    Chiến tranh ở trước cửa nhà! (11-01-2015)
    EU không muốn chống lại nước Nga (10-01-2015)
    Mỹ trừng phạt Nga: Vì sao khó thành công? (10-01-2015)
    Đa Chiều: Tập Cận Bình lại ném đá dò đường, thử lòng Kim Jong-un (10-01-2015)
    Al-Qaeda chỉ đạo thảm sát và dọa tấn công mới tại Pháp (10-01-2015)
    Châu Âu đang gặp nguy hiểm hơn bao giờ hết (10-01-2015)
    Khi tự do ngôn luận xung đột với niềm tin tôn giáo (09-01-2015)
    Al-Qaeda lên kế hoạch thảm sát ở phương Tây (09-01-2015)
    Vì sao Pháp để lọt phần tử cực đoan trong vụ tấn công Charlie Hebdo? (09-01-2015)
    Putin đang cho EU nếm 'trái đắng' (09-01-2015)
    Mỹ lo lắng nhìn TQ 'ném phao' tiền cho Mỹ Latinh? (08-01-2015)
    Triều Tiên muốn "chiếm Hàn Quốc trong 7 ngày" (08-01-2015)
    Vì sao tòa soạn Charlie Hebdo bị tấn công? (08-01-2015)
    Thêm một cú sốc cho EU (08-01-2015)
    Những gam màu tối của bức tranh thế giới 2015 (07-01-2015)
    Chiến lược can dự của Mỹ tại Trung Đông (07-01-2015)
    Châu Âu rệu rã trước Nga, Mỹ hốt hoảng? (07-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152809556.